Thuốc điều trị và cách chữa bệnh viêm phê quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính là biến chứng của bệnh viêm phế quản cấp, đây là tình trạng viêm phế quản đã trở nên nặng, kéo dài và hay tái phát khi gặp điều kiện thích hợp, đặc biệt là thời điểm giao mùa, trời trở lạnh. Vì vậy

cách chữa viêm phế quản mãn tính

Phát hiện nguyên nhân để phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

bệnh viêm phế quản ở trẻ em rất phổ biến. Đây không phải một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nhưng khi không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ tái phát nhiều lần và dẫn đến những biến chứng, di chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh chứng bệnh này..

viêm phế quản nên ăn gì ?

Điều trị viêm phế quản mãn tính ở trẻ em

cách chữa viêm phế quản mãn tính

f:id:diemtrend:20180227133753j:plain

 

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản thường là do bị nhiễm trùng đường hô hấp, tập trung trong những ngày thời tiết thay đổi. Virut là được xác định là thủ phạm chính dẫn đến những bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm, ho, viêm mũi, viêm xoang… ở trẻ nhỏ. Khi mắc các bệnh này mà không được điều trị kịp thời, virut sẽ bắt đầu lây lan đến hai cuống phổi. Virut làm khí quản bị sưng, tấy đỏ và dịch nhầy ứ đọng trong phổi.

Bé bị viêm phế quản thường có biểu hiện ho kéo dài, đặc biệt là vào nửa đêm hoặc sáng. Kèm theo ho, trẻ thường khó thở, thở khò khè, bỏ bú, bú kém và nôn ói. Nếu tình trạng bệnh phát triển nặng hơn, trẻ có dấu hiệu thở hổn hển, mệt mỏi, bỏ bú… Tiếp theo trẻ sẽ ho nhiều hơn, đau rát cổ họng, có đờm trắng, vàng, xanh hoặc xám; đau tức ngực, có thể sốt nhẹ.

Ngoài virut, một số yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm phế quản ở trẻ em còn có: khói thuốc lá, lông thú nuôi, phấn hoa, hóa chất, thức ăn hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Dựa vào những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sẽ có các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bé bị viêm phế quản. Những điều cha mẹ nên làm bao gồm:

  • Cho trẻ bú nhiều, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng.
  • Vệ sinh cơ thể cho bé, nhất là vùng tai, họng, mũi.
  • Người tiếp xúc trực tiếp và bế trẻ cần vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng, khói thuốc, hóa chất độc hại, lông chó, mèo.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, đặc biệt là phòng ngủ, không nên trải thảm lông, phải thường xuyên giặt ga giường, chăn màn.
  • Nếu phát hiện dịch ho gà, sởi nhất là trong giai đoạn khu vực đang có dịch cúm gia cầm, thì phải nhanh chóng đưa trẻ đi cách ly tránh lây nhiễm.

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán kỹ lưỡng. Cha mẹ cần nhớ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc tùy tiện đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh mà chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ cần điều trị dứt điểm để tránh những di chứng và biến chứng nặng hơn nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.